Tìm hiểu Trường phái Siêu thực trong hội họa

Trường phái nghệ thuật Siêu thực được xem là một Trường phái bí ẩn và độc đáo trong làng hội họa. Dưới góc nhìn và sự sáng tạo của các họa sĩ Trường phái Siêu thực, mọi thứ đều trở nên thật , tất cả mọi thứ đều trở nên khác biệt với hoàn cảnh hiện tại nhưng bao quát lại thì đó là một tác phẩm có tính nghệ thuật đến không tưởng.
Khởi đầu 
Phong trào Siêu thực bắt đầu từ một nhóm nhà văn đồng minh chặt chẽ với phong trào Dada, nổi lên sau sự sụp đổ của Dada ở Paris, khi mà khí thế của André Breton nhằm mang lại mục đích cho Dada lại xung đột với Chủ nghĩa chống độc tài của Tristan Tzara. Breton, người thường được miêu tả như “Giáo trưởng” của Chủ nghĩa Siêu thực, chính thức thiết lập phong trào vào năm 1924 khi ông viết nên “Tuyên ngôn Siêu thực”. Tuy nhiên, thuật ngữ “Siêu thực” lần đầu được đặt ra vào năm 1917 bởi Guillaume Apollinaire khi ông sử dụng nó trong những ghi chú chương trình cho vở ba lê Parade, được soạn bởi Pablo Picasso, Leonide Massine, Jean Cocteau, và Erik Satie.

Các chủ đề và phong cách
Chủ nghĩa Siêu thực rất đồng cảm với tư tưởng chống lại Chủ nghĩa Duy lý của Dada, phong trào mà nó đã tiếp nối. Những người theo chủ nghĩa Siêu thực tại Paris sử dụng nghệ thuật như một sự rũ bỏ các diễn biến chính trị bạo lực và để giải tỏa sự bất mãn của họ về một thế giới bất định. Bằng cách sử dụng những hình ảnh kỳ ảo và mơ hồ, các nghệ sĩ tạo ra những tác phẩm sáng tạo bằng một loạt các phương tiện nhằm gửi gắm tâm tư sâu kín của họ trong những cách lập dị, mang tính biểu tượng, lột trần những nỗi phiền muộn và xử lý chúng qua những phương tiện trực quan.

Sự thịnh vượng và suy tàn
Vào những năm 1930 và 1940, rất nhiều nghệ sĩ đã bị cuốn vào vòng xoáy của Chủ nghĩa Siêu thực bởi sự gia tăng các biến động chính trị và Thế chiến thứ hai đã khơi dậy nỗi sợ hãi rằng văn minh nhân loại đang trên đà khủng hoảng và sụp đổ. Sự di trú của rất nhiều người theo Chủ nghĩa Siêu thực đến Mỹ trong Thế chiến thứ hai đã lan truyền tư tưởng của họ đi xa hơn. Breton ngày càng trở nên quan tâm hơn với hoạt động chính trị mang tính cách mạng như là mục tiêu chính của phong trào. Hệ quả là sự phân tán phong trào ban đầu thành những phe phái nhỏ hơn của các nghệ sĩ. Những người theo Breton, như Roberto Matta, tin tưởng rằng nghệ thuật vốn dĩ đã mang tính chính trị. Những người khác, như Yves Tanguy, Max Ernst, và Dorothea Tanning, tiếp tục ở lại Mỹ để tách khỏi Breton. Tương tự như vậy, Salvador Dalí tin tưởng vào trọng tâm của tính cá nhân, đã rút lui về Tây Ban Nha.
Những tác phẩm tiêu biểu
 Dưới đây là một số tác phẩm tiêu biểu thuộc Trường phái Siêu thực 
Tác phẩm: The Accommodations of Desire (1929)
Nghệ sĩ: Salvador Dalí

Được vẽ vào mùa hè năm 1929, “The Accommodations of Desire” là một ví dụ điển hình chứng minh khả năng của Dalí trong việc kết hợp những giấc mơ rực rỡ và kỳ dị của ông với những hiện thực mang tính truyền thông.

Tác phẩm: Mama, Papa is Wounded! (1927)
 Nghệ sĩ: Yves Tanguy

Mama, Papa is Wounded cho thấy chủ đề phổ biến nhất của Tanguy về chiến tranh. Tác phẩm được vẽ với phong cách siêu thực với bảng màu giới hạn đặc biệt, sự kết hợp này tạo ra một cảm giác về một thực tại như mơ.

Tác phẩm: Harlequin’s Carnival (1924)
Nghệ sĩ: Joan Miró

Miró đã tạo ra những không gian tinh quái và dị thường trong những tác phẩm của mình, đây chính là đại diện xuất sắc cho sự lệ thuộc vào những hình ảnh huyền ảo cùng với việc ứng dụng sinh thái học của trường phái Siêu thực.

Những người theo Chủ nghĩa Siêu thực tìm cách chìm vào trạng thái vô thức như là một phương thức để mở khóa sức mạnh của trí tưởng tượng. Sự nhấn mạnh của họ đối với sức mạnh của trí tưởng tượng cá nhân đúng như tư tưởng của Chủ nghĩa Lãng mạn truyền thống. Chủ nghĩa Siêu thực chú trọng khai thác tâm trí vô thức, và chủ đề yêu thích của họ là huyền thoại và chủ nghĩa nguyên thủy, góp phần hình thành rất nhiều trào lưu sau này.
 

0 bình luận

Viết bình luận của bạn